Chế độ quân sự Nhà_Liêu

Thời bình, quân đội Liêu ước tính có từ 20 vạn đến 30 vạn lính. Khiết Đan là dân tộc du mục, giỏi cưỡi ngựa bắn cung, thời bình thì chăn thả săn bắn, song cũng luyện tập quân sự, đến khi có chiến tranh thì có thể nhanh chóng tập hợp thành quân đội. Do toàn dân đều là binh, triều Liêu có thể động viên một số lượng binh lính đạt tỷ lệ cao trong tổng số nhân khẩu, là 1.642.800 người.[35]:201 Do vẫn bảo lưu được đặc tính bộ tộc nguyên thủy, nhanh chóng chuyển đổi từ chế độ nô lệ sang chế độ phong kiến, chế độ quân sự của Liêu vào thời kỳ đầu cùng với chế độ xã hội hợp thành một thể. Sau khi tiến vào khu vực phía nam Trường Thành, người Khiết Đan ngoài việc bảo tồn đặc sắc dân tộc, cũng dần tiếp thụ ảnh hưởng từ người Hán, có đặc điểm dung hợp dân tộc. Thời Liêu, hoàng đế là người nắm giữ binh quyền tối cao, bên dưới đặt ra Bắc-Nam xu mật viện. Bắc xu mật viện là cơ cấu hành chính và quân sự tối cao, thường do người Khiết Đan chủ quản; Nam xu mật viện còn gọi là Hán nhân xu mật viện, quản lý việc binh mã đối với người Hán, do đó xuất hiện cục diện một triều đình có hai thể chế quân sự cùng tồn tại.[4]:52

Binh chế triều Liêu phân thành Cung trướng quân, Bộ tộc quân, Kinh châu châu và Thuộc quốc quân. Cung trước quân tức Bì thất quân, được tổ thành từ các tráng đinh trứ trướng hộ, trực thuộc hoàng đế, là thân quân tộc Khiết Đan, bảo vệ hoàng thất và chinh chiến, "lấy hành doanh làm cung, tuyển nghìn người hào kiện các bộ, đặt ra đơn vị tâm phúc".[35]:204 Bộ tộc quân chủ yếu do tráng đinh từ các bộ tộc không phải là người Khiết Đan, tổ thành, bảo vệ biên giới. Hai chủng bộ đội trên là chủ lực trong quân đội Liêu. Kinh châu quân còn gọi là Ngũ châu hương quân, được tổ thành từ các tráng đinh các dân tộc Hán, Bột Hải ở các châu huyện. Thuộc quốc quân được tổ thành từ tráng đinh của các nước thần thuộc. Hai chủng bộ đội sau là lực lượng phụ trợ trong quân đội Liêu.[4]:51 Vào thời Liêu sơ, tất cả nam giới quý tộc của Liêu đều phục binh dịch, từ 15-50 tuổi thì bị liệt tịch chính quân, tự trang bị binh khí và chiến mã.[44] Liêu đồng thời cũng thường phái quân đi cướp đoạt vật tư ở vùng biên giới, bị gọi là đả thảo cốc.[45] Quân đội Liêu lấy kị binh làm chủ yếu, vũ khí có cung tên và đao thương. Đến hậu kỳ, do có máy bắn đá từ Tống truyền sang, sắp xếp hình thành pháo thủ quân.[4]:55

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nhà_Liêu http://www.britannica.com/EBchecked/topic/338833 http://images.gg-art.com/viewNews/index_b.php?news... http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh85024064 http://www.apu.ac.jp/~yoshim/B4.pdf http://www.chiculture.net/1702/html/1702c15.html http://www.jstor.org/stable/1005570 http://www.jstor.org/stable/25066819 http://authority.ddbc.edu.tw/place/search.php?ml=%... http://authority.ddbc.edu.tw/place/search.php?ml=%... http://bachkhoatoanthu.vass.gov.vn/noidung/tudien/...